Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng với cây đại ngải

Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt, người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Cây ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 7 - 8. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và mùa thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô. Theo y học cổ truyền, cây đại ngải có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Có công dụng trị thấp khớp, đòn ngã tổn thương, sản hậu đau lưng; đau bụng sau khi sinh, đau bụng kinh; cảm mạo,... Dùng ngoài chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa, lấy lá giã đắp hoặc nấu nước tắm. Có thể làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau. Một số bài thuốc thường dùng: Bài 1: Chữa ho do cả

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp với cây hoa ngâu

Theo Y học cổ truyền, hoa ngâu có vị cay ngọt, giúp giải uất kết, làm thư giãn bên trong người, giúp tỉnh rượu, sạch phổi, tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, ngưng phiền khát. Hoa ngâu được dùng chữa chứng đầy trướng khó chịu ở ngực, chứng nghẹn hơi mới phát, chữa ho hen và váng đầu, nhọt độc... Ngâu hay còn gọi là ngâu ta để phân biệt khi loài ngâu ngoại lai. Là loại cây dạng bụi có thể cao tới 3,6 mét. Tán dạng tròn, phân cành nhiều. Lá dạng lá kép lông chim, lá chét dạng trứng ngược có đầu tròn, đuôi nhọn hoặc nêm. Hoa nhỏ li ti màu vàng, tự bông dạng chùm mọc ở nách lá, cho mùi thơm dịu thanh khiết. Khác với ngâu Tàu có mũi lá nhọn, ngâu ta có đầu lá tròn và dáng cây mọc thành bụi lớn hơn. Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào, trồng trong chậu. Hiện nay nhiều nơi trồng để làm thuốc hiệu quả rất cao. Hoa ngâu có vị cay ngọt được dùng để ướp trà và làm thuốc. Một số bài thường dùng: B

Hạt kê vàng tí hon, thuốc quý của muôn nhà

Cây kê còn gọi là tiểu mễ, bạch lương túc, túc cốc, cốc tử… được trồng phổ biến và khá quen thuộc với mọi người. Hạt kê được xem là loại lương thực phụ, trong nhân dân thường nấu cháo kê hay hay ăn với bánh đa gọi là bánh đa kê được nhiều người ưa thích. Không chỉ sử dụng làm thực phẩm, là loại giàu dược tính nên hạt kê được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh. Theo Đông y, kê có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ được những chứng phiền khát. Cháo kê thông được tiểu tiện, chữa được chứng phiền khát vì dạ dày nóng quá. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, khỏe tì vị trừ nhiệt, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện. Chủ yếu dùng cho tì vị hư nhiệt, đau bụng nôn mửa, chống thiếu nước khi tiêu chảy. Theo y học hiện đại, hạt kê chứa rất nhiều melatonin, chất có tác dụng trấn tĩnh tinh thần và gây buồn ngủ, vì thế cháo kê là một món ăn rất bổ dưỡng giúp có được một giấc ngủ ngon. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, giải độc, tiêu khát... Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạ

Mùa hè khát cháy, đừng bỏ qua tác dụng giải nhiệt tuyệt vời của quả sấu

Gs.Ts. Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã mô tả cây sấu có tên khoa học là Drancontomelum duperreanum Pierre, thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae). Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa… 1. Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày. Hoặc lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. 2. Trị nôn nghén cho phụ nữ mang thai Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành. Hoặc dùng quả sấu xanh ngâm đường uống cùng giúp giảm nôn nghén, tuy nhiên không nên uống nhiều vì có thể gây tăng đường huyết cho bà bầu. 3. Chữa h

Hương nhu tía

Hương nhu tía là cây dùng để làm thuốc chữa bệnh rất quen thuộc trong nhân dân, trong y học cổ truyền hương nhu tía là vị thuốc chữa nhiều bệnh, đặc biệt là vị thuốc giải cảm khi bị lạnh hay đi mưa nhiễm lạnh rất hiệu quả. Xin giới thiệu một vài đơn thuốc chữa bệnh có sử dụng hương nhu tía. Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía. Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng cũng được trồng làm thuốc quanh nhà. Để làm thuốc chữa bệnh, thường thu hái hương nhu phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, dùng tươi hoặc phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, nhiệt độ 30-40 độ C (gọi là phơi âm can). Hương nhu tía vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh phế và vị có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm lạnh, tiêu chảy do lạnh, trị chứng hôi miệng... Hương nhu trắng. Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh (triệu chứng: phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, đi tiêu lỏng..): Hương nhu tía 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biể

Quả óc chó bổ thận tráng dương

Quả hồ đào một số địa phương gọi quả óc chó. Cây hồ đào thường chỉ có ở vùng núi cao, nhiều nhất là vùng cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang, ở Trung Quốc chỉ có vùng sa thạch dụ là nhiều nhất (vùng cát đá sỏi không có đất). Cây thuộc loại lưu niên, mùa xuân ra hoa, mùa thu quả chín thu hoạch quả, bỏ vỏ lấy hạt phơi hoặc sấy khô làm thức ăn và làm thuốc. Ở những vùng có nhiều cây hồ đào người ta thu hái về phơi khô đem bán làm thực phẩm. Hạt hồ đào bỏ vỏ cứng bên ngoài lấy nhân bên trong gọi hồ đào nhục (thịt trong quả) cũng có địa phương gọi hồ đào hạch. Là vị thuốc quý trong Đông y: nhân của quả hồ đào có vị ngọt, béo, tính ấm, vào các kinh phế, can, thận. Có tác dụng ôn bổ hạ tiêu, thu nạp thận khí. Điều trị chứng thận khí hư do hàn chứng, hen suyễn, nam giới tinh quan đóng không kín nên dễ sinh chứng di tinh, hoạt tinh, làm cho thận khí hao tổn. Liều lượng ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn. Gần đây có tài liệu cho rằng nhân của quả hồ đào có tác dụng điều hòa mỡ tr

Tật lê bổ thận, trị đau lưng

Còn gọi là bạch tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống, gai yết hầu Tên khoa học Tribulus terrestris. Họ khoa học: Tật lê. Mô tả cây Bạch tật lê là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2 - 3m, kép lông chim lẻ, 5 - 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới. Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa, 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè. Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ Thành phần dùng làm thuốc tật lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây tật lê. Vì quả có gai, giẫm phải thường sinh bệnh thối thịt như bị ma quỷ cho nên còn có tên gai ma vương. Bạch tật lê Phân bố, thu hái và chế biến: tật lê mọc hoang ở ven biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và các tỉnh phía nam nước ta. Còn mọc ở các nước á nhiệt đới. Vào các tháng 8 - 9, quả chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường